Designer cần phải học "nghề" design rồi mới học về Product
Bài viết mở rộng ý của một thread về việc dạy UI UX và Product Mindset
Trong các loại job title hiện tại, UI/UX Designer, UI Designer, Product Designer, Growth Designer, Service Designer, UX Designer; đều có 2 phần, phần chuyên môn hóa và phần “nghề”.
Nghề chính là từ Designer, phần chuyên môn hóa có thể là UI/UX, Product, UX v.v. Phần này tùy vào nhu cầu của doanh nghiệp mà khi tuyển dụng sẽ là một chuyên môn cụ thể. Nhưng phần nghề, design, là phần mà về cơ bản bạn phải có sẵn và làm tốt khi ứng tuyển. Vì dù có chuyên môn hóa gì đi nữa, design là phần tạo nên sự khác biệt của designer với các ngành nghề khác. Bởi vì đó là cái nghề, design là design, engineer là engineer, analyst là analyst, và … manager (trong product manager) là manager?
Thế nên, khi đọc thấy dòng nhận xét này:
Mình cảm thấy cần phải lên tiếng nói một chút. Rõ ràng, design là một nghề, và để làm “whatever” designer, bạn cần phải … design đẹp đã.
Mình cũng đã từng quản lý và giúp đỡ nhiều bạn designer, ai lúc mới bắt đầu cũng giống nhau ở chỗ, không biết UX hay product là cái gì. Nhưng sự khác biệt giữa các bạn ở giai đoạn đầu này là, có thể deliver được design tốt, chưa nói đến đẹp. Giả sử bạn là một junior vào làm công ty, mà mỗi tuần sếp bắt bạn sửa lại UI cho chỉn chu, cân đối pixel, hợp lý để dev code được, hay ít nhất nhìn vào cũng phải thấy… được được cũng cũng. So với một bạn khi được giao task thì đã design ổn rồi, chỉ còn thảo luận thêm về product, về UX. Ai sẽ là người tiến nhanh hơn trong công việc?
Cũng giống như engineer, khi mới bắt đầu, ít nhất bạn phải code được những thứ cơ bản, ít lỗi, nhìn vào dòng code thấy gọn gàng, có comment giải thích. Thì mới có thời gian học thêm về hệ thống, và phát triển những kỹ năng khác.
The Craft of Designer
Bài trước mình cũng có nhắc đến
Find your craft
Xin bắt đầu chủ đề này bằng một câu chuyện không được vui cho lắm, dạo gần đây mình nhận ra mình đã đến cái tuổi mà anh chị em họ trong nhà bắt đầu nhờ vả tư vấn cho các cháu nó về tương lai sự nghiệp. Các cháu sắp tốt nghiệp đại học rồi, còn mình thì cũng sắp… 40 🥲
Chúng ta là designer, chúng ta phải hoàn thiện cái Craft của nghề của mình. Nếu bạn chưa tự trau dồi được, dĩ nhiên bạn phải đi.. học. Và việc các trung tâm chú trọng đào tạo UI cũng là lẽ thường. Phải có cái cơ bản, phải làm được công việc đơn giản nhất của nghề, thì mới có thể làm những cái khác. Nếu bạn không thể design, thì sao gọi là.. designer? Nếu bạn không thể master cái craft của bản thân, thì bạn không thể sử dụng chính lợi thế đặc thù nhất của mình để tạo nên value cho công việc.
Value của designer chính là khả năng visualize/thể hiện một idea hay solution
Là một người cũng bán… khóa học (hihi), mình đã đề cập rất nhiều lần về giá trị của designer. Chúng ta chạy theo PM, nhìn các Design Leader nói rất nhiều về thuyết phục CEO, thuyết phục Stakeholder bằng các kỹ năng soft skills hay product mindset, nhưng chúng ta quên mất một điều, đó là designer có khả năng visualize idea đó cho stakeholder và CEO bằng kỹ năng design. Bộ ba Designer, PM, Engineer là một bộ ba có đủ 3 thứ kỹ năng quan trọng bổ trợ tốt cho nhau để giải quyết vấn đề của doanh nghiệp. Và mỗi người trong bộ ba này cần hiểu điểm mạnh của nhau và những gì người kia không có, để tôn trọng nhau và hỗ trợ nhau làm cho sản phẩm tốt hơn. Thay vì đối đầu, thiếu thấu cảm lẫn nhau. Cuối cùng thì mục tiêu của chúng ta vẫn là build một sản phẩm thành công mà thôi.
Câu hỏi lúc này dành cho designer chính là, làm sao tôi có thể visualize tốt hơn?
Đúng! Thread của bạn kia không phải là hoàn toàn sai. (https://www.threads.net/@tonducthanglong/post/DIQZioupV5_)
Bởi vì chính là ở chỗ visualize không chỉ là visualize thành một UI, mà phải visualize đúng cái mà stakeholder thật sự cần thấy. Để biết được đâu là thứ mà business cần, thì đó là lúc bạn cần sự chuyên môn hóa trong job title của bản thân. Đó là lúc cái từ còn lại trong công việc của bạn cần được thể hiện – “Something” Designer.
Bạn là Product Designer, bạn cần visualize một solution dựa trên hiểu biết về product. Đây là những thứ bạn cần tích lũy theo thời gian, cũng là thứ bạn sẽ học từ PM làm việc cùng với mình. Là một designer, hãy open mind hơn, tìm hiểu vì sao PM của bạn quyết định như vậy. Đôi khi một số quyết định đến từ insights khi làm việc với nhiều stakeholder. Tìm hiểu nhiều insights hơn từ product, đừng đóng khung mọi thứ trong cái đẹp của design, hay chỉ đơn thuần những gì user muốn.
Then come AI
Để rồi trong những năm gần đây, một câu hỏi khác được đặt ra. Giả sử PM chỉ cần dùng AI thì Designer đâu còn value nữa? AI có thể giúp visualize rồi đúng không?
50% đúng, và 50% còn thiếu một điểm quan trọng.
Xin mời các bạn đọc qua bài viết sau:
https://www.linkedin.com/pulse/competition-exposed-how-ai-reshaping-design-dan-mall-1aexe/
Đã có một cuộc thi mà trong đó một designer (tên Brett) thi đấu với một PM (Henrik) dùng AI để vẽ. Phần thắng cuối cùng nghiêng về Designer. Điều đáng chú ý là, khi nhìn vào kết quả dựa trên tốc độ và chất lượng, như chart bên dưới chúng ta nhận ra một điều rõ ràng: AI giúp PM triển khai design ban đầu rất nhanh. Nhưng về sau bắt đầu bị stuck nên chất lượng đi ngang. Trong khi đó designer tốn nhiều thời gian hơn lúc đầu, nhưng về sau khi vượt qua, dần nâng cao chất lượng design của bản thân
Những lúc đường màu xanh của designer đi ngang, đó chính là cái mà chúng ta hay gọi là creative block. Khi vượt qua được, designer có xu hướng làm tốt hơn và sáng tạo hơn. Lý do bởi vì là designer, bạn tích lũy được kinh nghiệm và mình tạm gọi là “context” trong tiềm thức. Cụ thể là trong cuộc thi đó, có một thời điểm mà Brett đột ngột đổi toàn bộ Typeface, giúp cho design thay đổi và có cá tính hơn, có sự độc đáo hơn những gì AI có thể làm.
Và cái “instinct” đó, chính là craft mà designer đã trau dồi và hoàn thiện trong nhiều năm. Nó được lưu trữ trong đầu chúng ta, cách mà não bộ liên kết, để rồi đột nhiên nảy ra một ý định, không hề ngẫu nhiên mà chắc chắn có những sự kết nối trong tiềm thức, và triển khai thành một concept design hoàn toàn mới. Một PM có thể hiểu yêu cầu tốt, nhưng sẽ thiếu phần này, bởi đơn giản PM là PM, họ không thể có những kinh nghiệm hay context về design như bạn.
Dĩ nhiên, cũng chính PM là người có product mindset, có insights từ stakeholder mới có thể input cho AI những yêu cầu chính xác từ ban đầu và định hướng nhanh hơn so với Designer.
Thay đổi, tận dụng và phát huy value
Qua ví dụ trên, rõ ràng là PM vẫn có lợi thế lớn khi ứng dụng AI để triển khai một concept, nhưng về lâu dài, để tiếp tục phát triển sản phẩm, designer vẫn còn những giá trị quan trọng. Vì vậy, là designer, thay vì lo lắng AI sẽ thay thế, chúng ta phải tập sử dụng AI như cách mà PM đang làm. Designer có thể rút ngắn thời gian triển khai ban đầu như ở chart trên bằng cách input cho AI những context design mà chỉ chúng ta có, kết hợp với những kiến thức product, thông qua PM, thông qua bản thân tự trau dồi, hay thậm chí là kiếm khóa học design có dạy tư duy về product như trong thread trên có đề cập. Cách nào cũng được, quan trọng là designer phải hiểu rõ đâu là value của bản thân, và làm sao để phát huy hết khả năng của mình.
Đúc kết lại, có 3 ý như sau:
Nếu mới bắt đầu, đương nhiên vẫn cần phải học và thực hành tốt phần nghề – design phải được thì mới có job. Việc các trung tâm đào tạo nền tảng về UI, design là hoàn toàn đúng và hợp lý
Khi đã làm tốt phần craft, tận dụng PM của bạn và lựa chọn các sản phẩm phù hợp để phát triển tốt phần tư duy sản phẩm
Tập sử dụng AI để phát huy value thay vì lo sợ hay từ chối
Việc học design vốn dĩ là mâu thuẫn - bởi vì yêu cầu thực tế của design trong môi trường sản phẩm không thì thể dễ dàng học qua một vài khóa học mà cần một thời gian dài đi làm và tích lũy. Ngược lại nếu thiếu kỹ năng thiết kế, thì lại rất khó bắt đầu khi xin việc trong lĩnh vực này. Không có portfolio chỉn chu thì rất khó chứng minh được kỹ năng design khi chưa có kinh nghiệm. Đây là bài toán rất khó giải cho bất cứ trung tâm đào tạo nào về UI UX.
Bài viết rất hay ạ. E thấy trong cộng đồng, các khóa học mn hay truyền tai và đề cao các softskills, các kĩ năng của các vị trí khác, thậm chí coi nó như một thứ gì đấy vip pro, là một điều không tốt đối với cộng đồng product designers. Vì họ sẽ bị loạn, không biết cần học gì. Chỗ thì hô hào học data, chỗ thì biz, chỗ thì phải hiểu BA, phải hiểu FE BE... Nhưng quên đi mất cái giá trị cốt lõi chúng ta là một "Designer"
Hay quá trời quá đất